Các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng Biệt_động_quân_Biên_phòng

Sau khi tổ chức lại, lực lượng Biệt động quân Biên phòng có 37 tiểu đoàn đồn trú ở cả bốn Quân khu, được phân bổ như sau:

SttĐơn vịTên Trại
(Số hiệu)
Chú thíchSttĐơn vịTên Trại
(Số hiệu)
Chú thích
Quân khu 1 Liên đoàn 1
Tiểu đoàn: 21, 37, 39
Quân khu 3 Liên đoàn 3
Tiểu đoàn 31, 36, 52
1 Tiểu đoàn 61 Trà Bồng Quảng Ngãi 1 Tiểu đoàn 64 Trà Cú
(A-316)
Hậu Nghĩa
2 Tiểu đoàn 68 Minh Long nt 2 Tiểu đoàn 65 Trảng Sụp Tây Ninh
3 Tiểu đoàn 69 Ba Tơ nt 3 Tiểu đoàn 73 Thiện Ngôn
(A-323)
nt
4 Tiểu đoàn 70 Gia Vực nt 4 Tiểu đoàn 74 Lộc Ninh Bình Long
5 Tiểu đoàn 77 Tiên Phước
(A-102)[5]
Quảng Tín 5 Tiểu đoàn 83 Đức Huệ
(A-325)
Hậu Nghĩa
6 Tiểu đoàn 78 Nông Sơn Quảng Nam 6 Tiểu đoàn 84 Ka Tum
(A-375)
Tây Ninh
7 Tiểu đoàn 79 Thường Đức
(A-109)
nt 7 Tiểu đoàn 91 Bến Sỏi nt
8 Tiểu đoàn 87 Hà Thanh nt 8 Tiểu đoàn 92 Tống Lê Chân
(A-334)
Bình Long
Quân khu 2 Liên đoàn 2
Tiểu đoàn: 11, 22, 23
9 Tiểu đoàn 97 Bù Đốp
(A-341)
Phước Long
1 Tiểu đoàn 62 Polei Kleng
(Lệ Khánh)
(A-241)
Kontum Quân khu 4 Liên đoàn 4
Tiểu đoàn: 42, 43, 44
2 Tiểu đoàn 63 Plei Mrong
(A-113)
Pleiku 1 Tiểu đoàn 66 Tô Châu
(Hà Tiên)
Kiên Giang
3 Tiểu đoàn 71 Tiêu Atar
(Ban Don)
(A-231)
Darlac 2 Tiểu đoàn 67 Thạnh Trị Ba Xuyên
4 Tiểu đoàn 72 Trang Phúc
(Ban Don)
(A-223)
nt 3 Tiểu đoàn 75 Tuyên Nhơn
(Long Khốt)
Kiến Tường
5 Tiểu đoàn 80 Plei Djereng
(Lệ Minh)
(A-251)
Pleiku 4 Tiểu đoàn 76 Cái Cái Kiến Phong
6 Tiểu đoàn 81 Đức Cơ
(A-253)
nt 5 Tiểu đoàn 85 Chi Lăng Châu Đốc
7 Tiểu đoàn 82 Plei Me
(A-255)
nt 6 Tiểu đoàn 86 Bình Thạnh Thôn Kiến Tường
8 Tiểu đoàn 88 Dak Pek
(Đức Phong)
(A-242)
Kontum 7 Tiểu đoàn 93 Vĩnh Gia
(A-149)
Châu Đốc
9 Tiểu đoàn 89 Bu Prang
(A-236)
Quảng Đức 8 Tiểu đoàn 94 Ba Xoài
(A-421)
nt
10 Tiểu đoàn 90 Dak Seang
(A-245)
Kontum
11 Tiểu đoàn 95 Ben Het
(Bạch Hổ)
(A-244)
nt
12 Tiểu đoàn 96 Dak Sak
(Đức Lập)
(A-239)
Quảng Đức

Trước tình hình chiến tranh khốc liệt, và quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, tháng 9 năm 1973, Tổng tham mưu trưởng, Đại tướng Cao Văn Viên đưa ra kế hoạch tái tổ chức lại 58 Tiểu đoàn Biệt động quân (kể cả Biệt động quân Biên phòng) thành 45 Tiểu đoàn, bỏ các đồn trại Biên phòng để hình thành Lực lượng Tổng trừ bị. Theo đó, các Tiểu đoàn 71 và 80 được giải tán để bổ sung cho các Tiểu đoàn còn lại thuộc Quân khu 2. Các Tiểu đoàn 65, 66, 73, 74, 75 và 91 giải tán để bổ sung cho các Tiểu đoàn thuộc Quân khu 3 và các Tiểu đoàn trong các Liên đoàn Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu. Phần lớn các Tiểu đoàn còn lại được tổ chức thành các Liên đoàn Tiếp ứng và Tổng trừ bị cho các Quân khu. Chỉ một số ít Tiểu đoàn vẫn tiếp tục đồn trú tại các trại Biên phòng ở những nơi xung yếu.

Vào những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Lực lượng Biệt động quân liên tục được tăng cường, nhằm tổ chức một Lực lượng Trừ bị mạnh để thay thế cho Sư đoàn Nhảy dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến đang bị mắc kẹt với chiến trường Quân khu I. Các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng cuối cùng cũng được rút về để làm nòng cốt xây dựng các Liên đoàn Tổng trừ bị. Cuối năm 1974, Liên đoàn 8 được thành lập. Tháng 3 năm 1975, Liên đoàn 9 được thành lập. Kể từ lúc này, Lực lượng Biệt động quân Biên phòng được xem như hoàn toàn chấm dứt nhiệm vụ Biên phòng, chuyển hẳn sang nhiệm vụ Tổng trừ bị cho Quân khu và Trung ương.